Khái niệm, cấu trúc của một Data center
Data center (trung tâm dữ liệu) là nơi chứa tập trung nhiều tài nguyên mật độ cao( hardware, software..) có chức năng lưu trữ, xử lý toàn bộ dữ liệu hệ thống với khả năng sẵn sàng và độ ổn định cao.
Có thể bạn quan tâm:
- Tủ rack data center racks - Server racks
- Kinh nghiệm chọn mua tủ rack
- Các loại cáp mạng và cách phân biệt cáp mạng cat6, cat5e, 5e
Các tiêu trí thiết kế data center bao gồm:
- Tính module hóa cao
- Khả năng mở rộng dễ dàng
- Triển khai các giải pháp tối ưu về nguồn và làm mát
- Tối ưu hóa TCO & ROI cho các trung tâm dữ liệu lớn
- Khả năng hỗ trợ hợp nhất server và thiết bị lưu trữ mật độ cao
2. Các thành phần chính cấu thành lên một DC
- DC là gì? theo một số nhà chuyên cung cấp thiết bị thì DC là cơ sở hạ tầng mạng thiết yếu như Power, cooling..
Còn đối với một người làm tích hợp hệ thống lại có cách nhìn khác về khái niệm DC, gồm 2 thành phần chính:
+ Hạ tần CNT: server, storage, networking..
+ Network critical physical infra(NCPI): Power, cooling, floor,cable,..
3. Các thành phần chính của Network critical physical infra(NCPI) gồm:
- Power
- Cooling
- Cabling
- Racks and Physical Structure
- Fire and Security
- Management
- Service
4. Các thành phần trong hạ tầng mạng
- Một trong những vấn đề trong thiết kế datacenter là module về mạng phân phối nội dung, các content switch và các module tăng tốc. Các công nghệ này các bạn sẽ gặp trong các thiết kế về data center.
- Mạng phân phối nội dung - Content Distribution Network
- Công nghệ CDN chủ yếu bao gồm content distribution và content routing. Tất cả công nghệ được bao gồm trong content networking services phần nào bao gồm luôn content management. Phạm vi truy cập tới nội dung được thực hiện chủ yếu bằng việc định vị trí của các server farm phục vụ nội dung. Điều này đơn giản được thực hiện bằng việc thêm nhiều server hơn vào server farm. Thuật toán thứ 2 bao gồm off-loading server farm phục vụ cho nhiều điểm khác nhau, phương pháp bộ đệm giúp truy cập nội dung nhanh hơn. Những thuật toán này được hỗ trợ bởi content switching và caching nội dung tương ứng.
- Content Switches được đặt trước server vì thế gia tăng khả năng kết nối được cấp bới server farm. Việc gia tăng khả năng này đơn giản chỉ là việc thêm server cho các dịch vụ hiện tại. Tải được chia ra theo một thuật toán cụ thể giữa các server. Content switching tương đương với khái niệm load-balancing trong server, nhưng vượt trội hơn ở chỗ nó làm việc với nội dung cụ thể (lớp 5 và cao hơn), đòi hỏi một cơ chế cân bằng tải thông minh hơn.
- Thiết bị Cisco Content Switching Module (CSM) là một Catalyst® 6500 line card cho phép cân bằng tải tới các nhóm server farm, firewall, thiết bị SSL, hay thiết bị đầu cuối VPN. CSM cung cấp hoạt động cường độ cao, giải pháp cân bằng tải tiết kiệm cho các enterprise và mạng của nhà cung cấp dịch vụ Internet Service Provider (ISP). CSM đáp ứng những yêu cầu mạng tốc độ cao Content Delivery Networks, theo dõi giao dịch mạng và tình trạng hoạt động của server trong thời gian thực và hướng dẫn mỗi giao dịch đến server thích hợp nhất. Cấu hình CSM Fault tolerant cần phải hiểu rõ hệ thống để cung cấp tính năng failover hiệu qủa cho các công việc quan trọng.
- Thiết bị tăng tốc SSL:
+ SSL Service Module là một mô đun dịch vụ được tích hợp trong Cisco Catalyst® 6500 Series offloads processor-intensive có liên quan đến việc an ninh mạng với Secure Sockets Layer (SSL), gia tăng số lượng kết nối an toàn được hỗ trợ bởi một Web site, và làm giảm đi hoạt động phức tạp với cường độ cao của các web server farm.
+ SSL Service Module giải quyết tất cả quá trình xử lý của SSL, cho phép các server web và server thương mại điện tử xử lý nhiều yêu cầu hơn và nắm giữ nhiều e-transaction hơn – làm tăng khả năng hoạt đông hơn nhiều lần cho thương mại điện tử và các site an toàn sử dụng mã hoá.
Nguồn: ST