Khái niệm, hoạt động của mạch nối trunk

  29/08/2017

Sự ra đời của thuật ngữ Trunking

Thuật ngữ Trunking bắt nguồn từ công nghệ Radio và công nghệ điện thoại. Trong công nghệ radio, một đường Trunk là một đường dây truyền thông mà trên đó truyền tải nhiều kênh tín hiệu radio. Trong công nghiệp điện thoại, khái niệm thuật ngữ Trunking là kết hợp giữa đường truyền thông điện thoại hoặc các kênh điện thoại giữa hai điểm. Một trong các điểm có thể là một tổng đài

Ngày nay, nguyên lý trunking được chấp nhận sử dụng trong công nghệ mạng chuyển mạch. Một đường Trunk là kết nối vật lý và logic giữa 2 switch.

Khái niệm, hoạt động của mạch nối trunk

1.2 Khái niệm

Trong khuôn khổ môi trường chuyển mạch VLAN, một đường Trunk là một kết nối point-to-point để hỗ trợ các VLAN trên các switch liên kết với nhau. Một đường được cấu hình Trunk sẽ gộp nhiều liên kết ảo trên một liên kết vật lý để chuyển tín hiệu từ các VLAN trên các switch với nhau dựa trên một đường cáp vật lý.

1.3 Hoạt động của Trunking

Giao thức Trunking được phát triển để nâng cao hiệu quả quản lý việc lưu chuyển các Frame từ các VLAN khác nhau trên một đường truyền vật lý. Giao thức trunking thiết lập các thoả thuận cho việc sắp sếp các Frame vào các cổng được liên kết với nhau ở hai dầu đường trunk.

Hiện tại có 2 kỹ thuật Trunking là Frame Filtering và Frame Tagging. Trong khuôn khổ của bài này chỉ đề cập đến kỹ thuật Frame Tagging.

Giao thức Trunking sử dụng kỹ thuật Frame Tagging để phân biệt các Frame và để dễ dàng quản lý và phân phát các Frame nhanh hơn. Các tag được thêm vào trên đường gói tin đi ra vào đường trunk và được bỏ đi khi ra khỏi đường trunk. Các gói tin có gắn tag không phải là gói tin Broadcast.

Một đường vật lý duy nhất kết nối giữa hai switch thì có thể truyền tải cho mọi VLAN. Để lưu trữ, mỗi Frame được gắn tag để nhận dạng trước khi gửi đi, Frame của VLAN nào thì đi về VLAN đó.


1.4 Cấu hình một cổng là Trunk trên switch 

Switch_A(config)# interface fastethernet 0/1
Switch_A(config-if)# switchport mode trunk
Switch_A(config-if)# switchport trunk encapsulation dot1q
Hoặc
Switch_A(config-if)# switchport trunk encapsulation isl
Switch_A(config-if)# end

Cấu hình trunking trên routers

Kết nối trunk có thể được dùng giữa một bên là routers/host và một bên là switch. Tuy nhiên router không hỗ trợ DTP vì vậy, ta phải cấu hình thủ công kết nối trunk. Thêm vào đó, bạn phải cấu hình phía switch để có thể trunk được vì routers không tham gia vào DTP. 

Phần lớn các routers cấu hình trunking dùng sub-interface trong đó mỗi subinterface thuộc về một VLAN. Các chỉ số của subinterface không nhất thiết phải trùng với chỉ số vlan ID mà nó thuộc về. Thay vào đó, phải có lệnh encapsulation trong từng subinterface với số vlan là một phần của lệnh này. Ngoài ra, một thiết kế tốt sẽ chỉ ra một IP subnet cho từng VLAN. Nếu routers muốn chuyển các gói tin IP giữa các VLAN, routers cần phải có một địa chỉ IP kết hợp với từng sub-interface. 

Bạn có thể cấu hình native vlan trong một subinterface hay dưới cổng vật lý của một router. Nếu cấu hình ở dưới subinterface, bạn có thể dùng lệnh encapsulation dot1q vlan-id native, trong đó từ khóa native có nghĩa là các frame của vlan này sẽ khộng bị tagging. Địa chỉ IP cũng phải được cấu hình trên subinterface đó. 

Nếu bạn không cấu hình trên sub-interfaces, routers sẽ giả sử native vlan sẽ kết hợp với cổng vật lý. Trong trường hợp này, lệnh encapsulation là không cần thiết trong cổng vật lý. Tuy nhiên, địa chỉ IP tương ứng phải được cấu hình trong cổng vật lý. Cũng lưu ý rằng routers không có định nghĩa tường minh những vlan nào là cho phép. Các vlan được cho phép được ngầm định dựa trên các vlan được cấu hình. Nghĩa là, nếu trên router có cấu hình các subinterface thuộc về các vlan thì nghĩa là vlan đó được cho phép trên kết nối trunk.

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả